Đã hơn 2 năm sau đại dịch lịch sử, ngành thương mại điện tử Việt Nam đã có đà tăng trưởng mạnh mẽ trở lại. Vậy năm 2023 tiếp theo sẽ là xu hướng nào? Cùng theo dõi thông tin bên dưới nhé.
1. Bán hàng đa kênh Omnichannel
Đầu tiên, mời bạn đọc tham khảo Bán hàng đa kênh Omnichannel là gì?
Doanh nghiệp không nên bỏ qua các kênh chăm sóc khách hàng sau trải nghiệm mua sắm trực tuyến các nền tảng online như Tiki, Shopee, Lazada, thậm chí là Tiktok.
Trên thực tế, với cách bán hàng và tiếp cận cũ. Doanh nghiệp mất rất nhiều khách hàng tiềm năng, khách hàng thành viên sau khi đã mua sắm, sử dụng dịch vụ.
Một phần nằm ở đội ngủ vận hành, một phần nằm ở hệ thống bán hàng quá cồng kềnh và nhiều kênh chưa liên kết với nhau.
Vì vậy, năm 2023 sẽ bùng phát bán hàng đa kênh với lợi thế quản trị đơn hàng tập trung, chăm sóc khách hàng ở các kênh TMĐT dễ dàng hơn.
2. Bán hàng trên nền tảng Mobile.
Khuynh hướng càng hiện đại, các thiết bị sử dụng càng nhỏ gọn. Vì vậy mà các dịch vụ tích hợp tốt trên nền tảng mobile sẽ là luôn đi đầu về tạo doanh thu cho doanh nghiệp. Người tiêu dùng dành phần lớn thời gian trực tuyến trên các mạng xã hội Facebook, Youtube, Tiktok,…
Có đến gần 71% lượng bán lẻ và đơn đặt hàng mua sắm trực tuyến theo khảo sát của Statista. Doanh số TMĐT toàn cầu dự kiến sẽ đạt 4,5 nghìn tỷ USD và chiếm gần 70% tổng doanh số.
Nên doanh nghiệp cần nắm bắt thị trường này càng sớm có nghĩa là cần ưu tiên trải nghiệm di động. Đặc biệt là thanh toán thuận lợi với người dùng hơn.
3. Bán hàng ưu tiên Ưu đãi – khuyến mãi
Do tác động thị trường vừa qua mà ngân sách chi tiêu của người tiêu dùng năm 2022 và năm 2023 sẽ được cân đối hơn. Họ ưu tiên các sản phẩm, dịch vụ có ưu đãi đi kèm.
Việc tìm kiếm khách hàng mới luôn mất nhiều chi phí hơn. Chi phí vào quảng cáo và các ưu đãi khuyến mãi. Vì vậy, hãy dùng chính các ưu đãi hấp dẫn để giữ chân và chăm sóc các khách hàng cũ.
Tạo ra các chương trình khách hàng thành viên, để họ cảm thấy đã nhận được nhiều lợi ích từ thương hiệu. Từ đó duy trì người doanh thu hàng quý năm 2023.
4. Bán hàng theo nội dung do người dùng tạo (UGC)
Theo Tiktok, các video có nội dung do người dùng tạo (UGC) hiệu quả hơn 22% so với video giới thiệu sản phẩm, dịch vụ.
Để tiếp cận khách hàng tiềm năng, nhóm khách hàng này có khuynh hướng tin vào các nội dung, hình ảnh, bài đánh giá từ chính người dùng.
Do vậy, lĩnh vực KOC – KOL phát triển bùng nổ năm 2022 là một minh chứng rõ rệt. Với các sản phẩm, dịch vụ cần bứt phát doanh thu thì UGC sẽ giúp doanh nghiệp tốt.
Tuy là vậy, nhưng việc lạm dụng sẽ làm phản tác dụng với người tiêu dụng thực thụ khi review kiếm tiền sẽ làm giảm đi chất lượng thật sự sản phẩm, dịch vụ đang có.
Một khi niềm tin vào thương hiệu giảm sút thì người tiêu dùng sẽ quay lưng với doanh nghiệp. Nhưng dù sao, đó là câu chuyện của cuối năm 2023 và đầu năm 2024.
Ngoài ra, các xu hướng khác xoay quanh khách hàng và dịch vụ sẽ ưu tiên như: Cá nhân hóa đơn hàng, nhận hàng linh hoạt, hình thức thanh toán đơn giản cũng sẽ giúp thương hiệu vừa xây dựng hình ảnh tốt, vừa tăng doanh thu.
Tin: Bảo Quân
Discussion about this post