Performance Marketing là gì?
Performance Marketing còn được gọi là tiếp thị hiệu suất. Chỉ các chương trình tiếp thị và quảng cáo theo hình thức trực tuyến mà trong đó doanh nghiệp sẽ nhận được lợi nhuận khi hoàn thành chiến dịch.
Lợi nhuận đó được chi trả từ các hoạt động cụ thể như tạo ra khách hàng tiềm năng, lượt view, lượt truy cập, lượt like, share…khi quảng cáo.
Ví dụ: Doanh nghiệp muốn Performance Marketing để quảng bá thương hiệu nhằm tạo ra doanh thu.
Bạn cần hiểu rõ đến đối tượng mình hướng đến là ai, cần thực hiện hoạt động quảng cáo Performance Marketing bằng những chương trình thu hút khách hàng nào.
Qua đó thúc đẩy hành vi mua hàng của người tiêu dùng khi họ đã có nhận biết sản phẩm/thương hiệu và tin tưởng vào sản phẩm của bạn đang quảng cáo thông qua các hoạt động branding mà doanh nghiệp xây dựng.
Tầm quan trọng của Performance Marketing
Trong thời đại công nghệ số 4.0 ngày nay, nhu cầu mua hàng của con người luôn thay đổi và ngày càng trở nên phức tạp, khó kiểm soát khiến cho việc tiếp cận khách hàng tiềm năng chỉ thông qua một vài điểm chạm là chưa đủ mang lại hiệu quả.
Lúc này, bạn cần phải đưa ra một chiến lược mới nhằm truyền tải thông điệp của thương hiệu đến đúng với đối tượng khách hàng tiềm năng vào đúng thời điểm phù hợp.
Theo nghiên cứu về những yếu tố tác động đến hành vi mua hàng, có tới 70% người tiêu dùng mua hàng thông qua những đánh giá, trải nghiệm của các chuyên gia, những người có tầm ảnh hưởng, những người đã từng mua sản phẩm trước đó tham khảo cho quyết định mua hàng của mình.
Bên cạnh đó, khách hàng cũng lựa chọn việc tham khảo về những website bán hàng khác nhau trước khi ra quyết định mua hàng cho mình. Điều này cho thấy người tiêu dùng không còn bị ảnh hưởng đến quyết định mua hàng bởi những quảng cáo thông thường như trước.
Chúng cũng chứng minh được rằng các doanh nghiệp cần phải thay đổi những chiến lược Marketing của mình trong cách tiếp cận với khách hàng tiềm năng vào đúng thời điểm nhất.
Hoạt động Performance Marketing
Đối với hoạt động Performance Marketing, khi thực hiện các chiến dịch Marketing. Doanh nghiệp có thể dễ dàng sử dụng toàn bộ dữ liệu của khách hàng từ Publisher đem lại thông qua các kênh Digital Marketing nào đó mà đem lại số lượng khách hàng nhiều nhất cho sản phẩm/dịch vụ của bạn. Từ đó, doanh nghiệp có thể gia tăng ngân sách vào những kênh hiệu quả.
Ngoài ra, Performance còn giúp cho doanh nghiệp xây dựng thương hiệu cùng đối tác thứ 3 thông qua sử dụng ngân sách và audiences để tăng traffic và lượng tương tác người dùng lên.
Với những kế hoạch mà Performance Marketing triển khai, mọi hoạt động, quá trình thực thi quảng cáo sản phẩm đều được đo lường, theo dõi một cách rõ ràng, chính xác và kịp thời.
Bên cạnh đó còn giúp cho doanh nghiệp biết được đâu là kênh quảng cáo mang lại hiệu quả cao, đâu là đối tác phù hợp để cộng tác giúp chiến dịch Digital Marketing của doanh nghiệp phát triển thành công.
Ưu và nhược điểm của Performance Marketing
Ưu điểm:
Áp dụng hình thức Performance Marketing giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, tăng traffic, tương tác cũng như thị phần của họ thông qua bên đối tác thứ ba.
Giảm được các rủi ro nhờ các hình thức thanh toán sau, tức là sau khi thwujc hiện một hành động mong muốn mới phải trả phí. Không những thế, CPA thường thấp hơn và ROI cũng cao hơn các hình thức tiếp thị khác, giúp tiết kiệm được một khoản ngân sách không tồi.
Có thể theo dõi, đo lường và đánh giá minh bạch các hoạt động. Dễ dàng xác định được những kênh/đối tác mang lại hiệu quả tốt nhất để đầu tư vào đó.
Nhược điểm:
Performance Marketing không phải là hình thức dễ vận hành và mang lại kết quả tối ưu.
Thị trường rộng lớn, khó kiểm soát được số liệu về doanh số. Điều này sẽ gây thiệt hại lớn nếu các Publisher hoặc Agency làm ẩu, lừa đảo, khai gian.
Nếu không nắm vững kiến thức về digital, performance marketing mà chỉ giao phó toàn bộ cho nhân viên chạy Ads, Agency hay Publisher thì rất dễ mất cả chì lẫn chài.
Phân biệt Affiliate Marketing và Performance Marketing?
Affiliate Marketing (tiếp thị liên kết) là một thuật ngữ có thể thay thế cho Performance Marketing. Đây cũng là một phần của chiến lược tiếp thị hiệu suất tổng thể lớn hơn. Chúng bao gồm Tiếp thị người ảnh hưởng (Influencer Marketing), Email Marketing, Tiếp thị tìm kiếm (Search Marketing). Bất kỳ hình thức tiếp thị nào khác mà trong đó đối tác tiếp thị trao đổi việc bán hàng để thanh toán hoa hồng.
Performance Marketing bao gồm Affiliate Marketing truyền thống, được biết đến với việc thúc đẩy doanh số bán hàng chỉ thông qua các trang web hoàn tiền và phiếu giảm giá, đã trở nên phổ biến hơn trong vài năm qua.
Hiện nay cũng có các công cụ tối ưu hóa cuộc trò chuyện, các plugin tạo ra trải nghiệm mua sắm được cá nhân hóa cho người mua và chỉ được tính phí sau khi đơn hàng hoàn tất. Đó là một số ví dụ về cách hoạt động của Performance Marketing được các Performance Agency thực hiện ngày nay.
Có thể nói Performance Marketing là Affiliate Marketing trên quy mô lớn hơn, với các mối quan hệ đối tác mới, công nghệ mới.
Những hình thức/ chiến lược Performance Marketing hàng đầu hiện nay
Sponsored content
Là hình thức Performance Marketing được các influencers, micro – influencer và các trang web nội dung sử dụng. Loại Performance Marketing này sẽ đăng một bài viết hay viết một bài viết để giới thiệu về sản phẩm / thương hiệu mà họ muốn quảng cáo đến khách hàng và được nhận thù lao từ chính những hoạt động này.
Sponsored content thanh toán thù lao theo hình thức trả ở dạng sản phẩm hay là trải nghiệm miễn phí và cũng có thể được thanh toán trên CPA, CPM, CPC.
Affiliate Marketing
Là tiếp thị liên kết như một dạng hình thức môi giới. Nghĩa là, bạn sẽ nhờ một bên Publisher bán sản phẩm cho bạn, khi đó sản phẩm đó sẽ có đường link riêng và nếu như Publisher thu được đơn hàng hay khách hàng tiềm năng, hoặc click vào đường link đó thì họ sẽ nhận được tiền hoa hồng từ bạn.
Ví dụ: Khi khách hàng truy cập liên kết Thiết kế Landing page và phát sinh thanh toán. Chủ thể liên kết Affiliate trên sẽ nhận được hoa hồng theo quy định riêng
Hình thức thanh toán Affiliate Marketing thường được các doanh nghiệp áp dụng đó là CPA. Ngoài CPA, Affiliate Marketing cũng có thể được thanh toán thông qua CPM và CPC.
Search Engine Marketing
Search Engine Marketing (SEM) được hiểu là hình thức tiếp thị có sử dụng công cụ tìm kiếm thông qua 2 dạng có trả phí và tự nhiên.
Với dạng trả phí, các nhà quảng cáo sẽ phải thực hiện trả tiền cho các lần nhấp vào quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo,… Còn đối với dạng tự nhiên, nhà quảng cáo sẽ tiến hành các phương thức miễn phí như là SEO và dựa vào thuật toán riêng của các công cụ tìm kiếm để quảng cáo được xếp hạng trong top một cách nhanh chóng.
Social Media Marketing
Social Media Marketing là hình thức Performance Marketing sử dụng các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Pinterest, Instagram để thu hút truyền thông nhằm tăng đối tượng khách hàng, lượng truy cập hay tăng độ nhận diện sản phẩm/thương hiệu của doanh nghiệp.
Các số liệu có trên Social Media Marketing thường tập trung vào quá trình tương tác, lượt thích, share, lượt click và doanh số.
Tin: tổng hợp
Discussion about this post